Đệm Đàn Thánh Ca Trong Phụng Vụ

Nới Chia Sẽ cách Đệm Đàn Thánh Ca như thế nào cho đúng.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thao-luan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thao-luan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

ĐỆM ĐÀN THÁNH CA: PHẢI ĐỆM NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Chúng ta phải đệm đàn ra sao?


Trong bài "Các Vấn Đề Liên Quan Đến Việc Thể Hiện Âm Nhạc Trong Phụng Vụ"  (Hát Lên Mừng Chúa) có viết:

 ĐÀN HÁT CHO AI ?


Nói đàn hát trong PV là đàn hát cho Chúa thì có lẽ quá đúng, đến nỗi trở thành thừa chăng ? Trong bài tiền tụng chung mẫu 4 nói về việc "ca tụng Chúa là một hồng ân" có viết : "Thật ra Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng chính Cha lại ban ơn soi sáng để chúng con biết cảm tạ Cha. Vì tuy những lời ca tụng ấy không mảy may thêm gì cho Cha, nhưng giúp chúng con được ơn cứu độ muôn đời nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con..."



Như vậy, cuối cùng, Đàn hát trong PV là đàn hát cho con người, vì ích lợi của con người.

A) Đàn hát cho chính bản thân người đàn, người hát :

Chính người đàn hát cũng phải cầu nguyện được bằng tiếng đàn tiếng hát của mình. Chính họ cũng phải mặc lấy những tâm tình do tiếng hát tiếng đàn gợi lên. HTTN 24 viết : "Ngoài việc đào tạo về âm nhạc, các ca viên chũng phải hưởng một nền đào tạo về phụng vụ và thiêng liêng thích hợp, để trong lúc chu toàn phận vụ PV của mình, không những chỉ đem lại vẻ đẹp nhiều hơn cho động tác thánh, và một tấm gương tuyệt hảo cho các tín hữu mà thôi, nhưng họ còn mang lại cho chính họ một lợi ích thiêng liêng đích thực". Do đó :

1- Ca đoàn cũng như nhạc công không nên tự coi mình như ban nhạc ban hát đi làm thuê theo hợp đồng, làm xong phận vụ của mình mà không cần sống tâm tình của buổi lễ.

2- Tuy nhiên cũng phải chấp nhận một sự "chia trí bắt buộc" do phận vụ mà thừa tác viên nào cũng cảm thấy, nhưng rất chính đáng, nhất là đối với người điều khiển cộng đoàn, ca đoàn, nhạc công. Nhưng nếu chuẩn bị chu đáo trước càng nhiều thì càng bớt bị "lo ra" cho mình cũng như cho kẻ khác.

B) Đàn hát cho những người cùng hiện diện trong buổi lễ

Đàn hát một mình ở nơi riêng tư thì thế nào cũng được, miễn có tấm lòng chân thành trước mặt Chúa. Nhưng khi đàn hát cho cả một tập thể và với cả một tập thể, thì có một số đòi hỏi do tính xã hội của việc đàn hát nêu ra.

Mỗi người đàn hát với cả tâm hồn của mình, nhưng đồng thời cũng phải hát thế nào, cung cách ra sao để tạo điều kiện cho người khác cũng cầu nguyện được, cùng chia sẻ được những tâm tình do tiếng đàn tiếng hát của mình đem lại. Do đó :

1- Cần phải tuân theo một kỷ luật tối thiểu để cho tiếng đàn, tiếng hát chung được đồng đều và hòa lẫn vào nhau, tiến dần tới chổ càng ngày càng hát có nghệ thuật hơn. Từ đó cần huấn luyện ca hát, không những cho ca viên, mà cho cả cộng đoàn nữa (HTTN 18,24).Cần có người điều khiển cộng đoàn để việc ca hát của cộng đoàn được thể hiện tốt hơn.

2- Cần chọn bài hát, bản đàn phù hợp với khả năng cũng như đáp ứng phần nào tâm tình của từng cộng đoàn : gồm mọi thành phần, hoặc chỉ toàn thiếu niên nhi đồng hay chỉ toàn thanh niên nam nữ, hay chỉ toàn ông già bà lão, hoặc toàn người nước ngoài hay chỉ có người VN mà thôi.

3- Khi đa số là người VN hát cho người VN, thì lại cần có thao thức tìm những bài mang nhiều âm hưởng dân tộc, và nhất là thể hiện theo phong cách của người VN trong lối phát âm, cũng như cách xử lý các thanh điệu của ngôn ngữ, làm sao bảo toàn được nét thẩm mỹ của ngôn ngữ VN.

4- Cũng do tính xã hội của PV, mà mọi người, nhất là các thừa tác viên, ca viên, nhạc công... phải có một sự tôn trọng kẻ khác, một sự tế nhị và lịch sự nào đó không gây khó chịu cho người khác từ trang phục, cho tới cử chỉ, cung cách đi lại, đứng ngồi. Cung cách của ca viên, nhạc công khi đàn hát cũng phải trang nhã và trật tự.


5- Riêng ca trưởng, là người thường phải đứng trước mặt nhiều người khác thì lại phải ý tứ nhiều hơn : khi điều khiển bằng những cử chỉ của đôi tay, nét mặt và thân hình, CT không chỉ nhắm đến sự hữu hiệu của cử chỉ, mà còn phải đồng thời chú trọng đến tính mỹ quan của chúng nữa : Tránh những gì khoa trương, lố lăng, chỉ cốt lòe mắt thiên hạ, hoặc những cử chỉ thiếu tế nhị, khó coi (như lắc hông, vặn người, nhún gối, dậm chân, dọa nạt, kéo quần...) Ngưòi CT điều khiển cộng đoàn chỉ nên dùng những cử chỉ đơn giản và rộng rãi hơn cho người ở xa cũng có thể nhìn thấy.

Còn nhiều điều để bàn tới nữa, chúng tôi sẽ đề cập những phần tiếp theo ở các bài tiếp theo

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Đệm đàn thánh ca: Người Việt nghĩ gì về việc đệm đàn trong phụng vụ?

Đệm Đàn Trong Phụng Vụ


Là một Ca Trưởng "Việt kiều", sau khi đọc bài viết của cha Đỗ Xuân Quế "Suy Nghĩ Về Việc Ca Hát Trong Nhà Thờ" với đoạn văn dưới đây khiến ai cũng thấy nhột nhột!:

" Nếu ai có dịp tham dự các Thánh lễ ở Âu Mỹ, trong các nhà thờ có Việt kiều và người bản xứ hát, chắc hẳn sẽ thấy có sự khác biệt lớn. Khác biệt ở chỗ này là khác với điều người ta vẫn thường nghĩ là người bản xứ phải hát những loại nhạc mới thời thượng bây giờ, nhưng ngược lại, họ lại hát loại nhạc nghiêm trang đứng đắn của nhà thờ, còn Việt kiều mình thì lại hát những loại nhạc náo động ồn ào, thích hợp cho những tụ điểm ca hát ngoài trời hơn là trong nơi thờ phượng. Nhạc của họ cũng mới nhưng vẫn giữ được cung cách riêng của loại nhạc thờ phượng trong tôn giáo tuân theo các kỷ luật hiện hành của Giáo hội."


Ban Thánh Nhạc thành phố HCM trong bài "Tình Hình Thánh Nhạc Hiện Nay", khi nói về mặt tiêu cực của Thánh Nhạc Việt Nam hiện tại, đã viết:

" Về ban nhạc, nhiều nơi còn sử dụng dàn nhạc kích động, không trình tấu những bản có phối dàn nhạc nghiêm chỉnh mà chỉ biết trình tấu theo những vũ điệu kích động trên sân khấu, vũ trường : điệu Valse, Slow, Boléro, Tango, Agogo, Twist, Surf... Điều này không phù hợp với những chỉ thị của Hội thánh."

Nhạc trưởng Thiên Quang, hiện đang cư ngụ tại San Diego, trong bài "Một Thoáng Nhìn Về Thánh Nhạc Việt Nam", đã viết:

"... Cụ thể, tại một nhà thờ VN hải ngoại, thánh lễ hôm đó có rất nhiều người tham dự; không cần quan sát tỉ mỉ, người tham dự thánh lễ nhận ra ngay được sự trang hoàng rất trang trọng trên cung thánh... Thánh lễ bắt đầu, tiếng trống, đàn điện tử vang lên rất ồn ào, hết chắt bùng bùng này, lại đến chắt bùng bùng kia, cộng thêm giọng hát của ca đoàn làm mọi người chia trí! Thú thật, người không am tường về nhạc cũng có thể nhận ra được trống đi một nơi, đàn đi một nẻo và ca đoàn mạnh ai người nấy hát, ít người hiểu được ca đoàn hát những gì..! Phải chăng người ca trưởng đó coi thường thánh nhạc trong Phụng vụ? Cho nên mới điều khiển ca đoàn một cách thoải mái và thiếu nghiêm trang như vậy?! Nếu thánh nhạc trong Phụng vụ được trình bày một cách cẩu thả như vừa kể, đó không phải là sự chia trí cho người tham dự thánh lễ hay sao? Một nhạc sĩ VN, đã thành danh và không phải là người Công Giáo, từ lâu rất mến mộ thánh nhạc VN; gần đây ông đã nhận định như sau: "Trong những thập niên qua, âm nhạc đạo Công Giáo đã mất đi phần nào bản chất của mình khi biến thành nhạc đời. Từ trước tới nay, người ta vẫn thấy có 2 dòng nhạc tại VN, nhạc đời và nhạc đạo. Nhưng trong những năm tháng vừa qua, chỉ còn lại có dòng nhạc đời và dòng nhạc đời mang lời đạo mà thôi". (Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, tháng 8 năm 2001 trang 7).

Trong bài này cũng trích đoạn bài viết của LM Dao Kim như sau:


"Tại nhiều nơi, có rất nhiều người giỏi nhạc, nhưng không biết gì về Phụng Vụ. Họ là những nhạc sĩ có tầm vóc trên cây đàn, nhưng thật ấu trĩ về Phụng Vụ. Và ngay cả nhiều vị có trách nhiệm với cộng đoàn cũng thờ ơ trong lãnh vực này. Nói cách khác, có nhiều người rất sốt sắng, đầy nhiệt huyết, có kiến thức về âm nhạc, nhưng tiếc thay, lại thiếu cái nhìn về Phụng Vụ và quan điểm Thánh Kinh của Giáo Hội trong việc phung tự".

Vậy, đánh đàn trong phụng vụ như thế nào là đúng? Nguyên tắc để đệm đàn là như thế nào, chúng tôi sẽ đề cập đến trong bài viết sau?