Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

SƠ LƯỢC VỀ THÁNH NHẠC VÀ LỊCH SỬ THÁNH NHẠC CÔNG GIÁO VIỆT NAM

“Bene Cantat Bis Orat” – “Hát hay là cầu nguyện 2 lần.”  Câu châm ngôn La Tinh 
này như một sự thật cho mỗi tín hữu Công Giáo, mỗi ca đoàn, hay mỗi người ca 
xướng viên của ca đoàn.  Thánh Ca nắm giữ một vai trò quan trọng trong các Lễ 
Nghi Phụng Vụ của Giáo Hội.  Ngay từ những thuở xa xưa của thời Cựu Ước, trong 
các Lễ Nghi Phụng Vụ thời Tân Ước, và sinh hoạt Phụng Vụ của Giáo Hội xuyên 
suốt 20 thế kỷ qua, Thánh Ca đã chiếm lĩnh địa vị ưu thế. 
 
 
Theo Cựu Ước, âm nhạc bắt nguồn từ Giu-Van, một người thuộc dòng dõi Cain, con 
trai của Adam: “Giu-Van là ông tổ của những người chơi đàn.” (St. 4:21). Trong 
Sách Xuất Hành đoạn 15 câu 1 ghi lại: “Bấy giờ Môi-Sen và con cái Israel hát mừng 
Giavê: Con xin hát mừng Giavê, vì Ngài uy linh cao cả.” Trong Sách Samuel quyển 
1 đoạn 16:14-23, Vua David đã chơi đàn harp để giúp Vua Saolê bớt tức giận. Sách 
Gioxuê thuật lại trận chiến, Gioxuê đã sử dụng kèn trumpets để chiến thắng thành 
Jericho. (Joshua 6:12-20). Trong Sách Thánh Vịnh của vua David, Thánh Vịnh 59 
câu 16 diễn tả về ca hát chúc tụng Chúa: “Con sẽ hát ca uy quyền của Chúa.” Trong 
Cựu Ước, âm nhạc được xử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Con người tiễn 
đưa người thân trong tiếng hát, tiếng trống, tiếng đàn. (St. 31:27). Âm nhạc xử dụng 
để mừng chiến thắng bằng ca hát (Xh. 15:1), kèm theo nhảy múa và nhịp trống (Xh. 
15:20), hòa theo tiếng đàn và tiếng kèn (2 Sk. 20:28). Âm nhạc còn được xử dụng 
trong  yến  tiệc  (Is.  5:12),  trong  đám  cưới  (1  Mcb.  9:37-39).  Cung  đình  xử  dụng 
những nam nữ ca sĩ. (2 Sm. 19:35; Gv. 2:8). Trong Đền Thờ Giêrusalem, âm nhạc 
Phụng Vụ dành cho các Thầy Lêvi bắt đầu từ thời vua David. (1 Sk. 15:16-24). Vua 
David thích lễ nhạc và nhảy múa theo tiếng nhạc trước Hòm Bia Thánh. (2 Sm. 6: 5-
16).  Theo  Tân  Ước,  Chúa  Giêsu  và  các  Tông  Đồ  hát  Thánh  Vịnh.  (Mt.  26:30). 
Thánh  Giacôbê  khuyên  tín  hữu  hát  Thánh  Ca khi vui. (Gc. 5:13). Trong ngục tù,  Phaolô và Sila hát Thánh Ca và các bạn tù cùng nghe. (Cv. 16:25). 
Bàng bạc trong Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, từ ngữ hát ca đã được xử dụng 
tới 167 lần, đủ nói lên vị trí đặc biệt của Thánh Ca trong đời sống phụng thờ Thiên 
Chúa của con cái Ngài. Thánh Ca đã đi liền và có một vị trí đặc biệt trong Phụng 
Vụ, trong lịch sử âm nhạc thế giới, và song hành với lịch sử con người.


 

3.   Lịch Sử nền ThánhNhạc Công Giáo Việt Nam. 

 
Nhìn về nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam nói riêng và nền Âm Nhạc Việt Nam 
nói chung, cả một lịch sử đa dạng với nhiều thăng trầm, gắn liền với chiều dài lịch 
sử của cả một dân tộc. Đôi nét chấm phá về nền Âm Nhạc và Thánh Nhạc Việt Nam 
được trình bày sau đây, như là những nghiên cứu về những giai đoạn thăng trầm của 
nền Âm Nhạc Việt Nam và Thánh Nhạc Việt Nam. 
 
Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 bao gồm một nền văn 
học nghệ thuật và nhạc ngữ (texture) đẹp ngời với một nền lịch sử lâu dài có thể 
được truy nguyên từ khoảng năm 2879 trước Chúa Giáng Sinh, khi nền văn hoá Việt 
Nam được thành hình. Giai đoạn 30 năm trong khoảng thời gian 1945-1975, ghi dấu 
những biến cố bi hùng của Việt Nam, đồng thời, giới thiệu một giai đoạn đặc biệt và 
nổi bật cho công trình nghiên cứu một thể loại đặc thù của nền âm nhạc Việt Nam. 
Vào năm 1945, nhạc phẩm “Hang Belem” của Nhạc sĩ  Hải Linh, nhạc phẩm Thánh 
Ca nổi tiếng và rất được phổ biến đầu tiên. Nhạc phẩm này được sáng tác bằng Việt 
Ngữ, được phát hành, và trình diễn  đặc biệt tại miền Bắc Việt Nam.8   Tuy nhiên, 

một  số  nhạc  phẩm  Thánh  Ca  Việt  Nam  đã  có  mặt  trước  kia.  Đến  năm  1975,  khi 
Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản đã cấm đoán 
những sinh hoạt hợp ca và bắt bỏ tù nhiều nhạc sĩ  sáng tác, trong khi đó, một số lớn 
những nhạc sĩ  sáng tác khác trốn thoát khỏi Việt Nam. Tiến trình 30 năm đầu tiên 
của nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam được tạm chia thành 3 giai đoạn: 
 

3.1. Trong giai đoạn thành hình

Khoảng thời gian từ năm 1945 tới năm 1955, Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam phần lớn đặt nền tảng trên những yếu tố của nhạc Bình Ca (Gregorian Chant) và âm nhạc Việt Nam truyền thống, bao gồm lời ca Việt Ngữ và nhạc ngũ cung. Đồng thời, thể loại này cũng xử dụng những yếu tố âm nhạc của nền  Thánh  Ca  La  Tinh  và  Thánh  Nhạc  Pháp  Quốc,  như  hình  thức,  hoà  âm,  nhịp điệu, và những kỹ thuật khác. Những sáng tác Thánh Ca trong giai đoạn này thường được viết với những giai điệu, hoà âm, nhịp điệu, và những kỹ thuật đơn giản. 
 

3.2.  Trong giai đoạn phát triển

Vào khoảng từ nnăm 1955 đến năm 1970, nhiều nhạc sĩ  sáng tác Thánh Ca di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, trong cuộc di cư vĩ đại năm 1954, để trốn tránh chế độ Cộng Sản, những nhạc sĩ này vẫn tiếp tục sáng tác những nhạc phẩm Thánh Ca nhiều hơn giai đoạn trước. Sau năm 1955, khi chiến tranh Việt Nam lần thứ 2 bùng nổ, nhiều người ngoại quốc trong giới quân sự và dân sự đến Việt Nam để giúp đỡ dân tộc Việt Nam bảo vệ tự do. Trong giai đoạn  từ năm 1955 tới năm 1970, Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng với 
những yếu tố mới của nền âm nhạc từ Mỹ Châu, Âu Châu, và các quốc gia khác. Sự canh tân  phụng  vụ  đặc  biệt  sau  Công  Đồng  Vaticanô  Đệ  Nhị  (1962-1965)  ảnh hưởng rất nhiều trên nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam. Nhiều sáng tác Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam dựa trên những yếu tố âm nhạc truyền thống và những yếu tố mới, bao gồm hệ thống ngũ cung và hệ thống âm nhạc Tây Phương, được ứng dụng đồng thời trong cùng một sáng tác. Nhiều sáng tác hợp ca đa âm đã được viết bằng lời ca Việt Ngữ trong giai đoạn này. Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với những kỹ thuật sáng tác, trình diễn hợp ca, và nhiều yếu tố âm nhạc được ứng dụng trong thời gian 15 năm của giai đoạn phát triển này. 
 

3.3.  Trong giai đoạn trưởng thành

Với khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 1975, khi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chính thức sử dụng Việt Ngữ trong phụng vụ, những  nhà  sáng tác  được  khuyến khích viết rất nhiều nhạc phẩm Thánh Ca bằng Việt Ngữ. Trong giai đoạn  này, Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam bước vào giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn này mang nhiều những đặc tính của giai đoạn phát triển, nhưng giai đoạn này đã cống hiến một số rất lớn những sáng tác song song với nhiều sinh hoạt hợp ca trên toàn thể lãnh thổ quê hương. Do những biến cố bi hùng về chính trị và xã hội tại Việt Nam, khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1975, đã chứng kiến  những giai đoạn thành hình, phát triển, và trưởng thành của nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam. Qua những nghiên cứu về nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam,  âm nhạc  cổ truyền  Việt Nam đã ảnh hưởng khá nhiều trên nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn 30 năm đặc biệt của bối cảnh nghệ thuật và chính trị đặc thù này. Trong khi nghiên cứu và khám phá nền Thánh Nhạc Công Giáo trong giai đoạn thành hình, phát triển, và trưởng thành, với hy vọng nghiên cứu này sẽ khơi mào và khuyến khích sự tìm hiểu và nghiên cứu sâu xa hơn trong thế giới hấp dẫn và đẹp ngời của nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét