Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

ĐỆM ĐÀN THÁNH CA TRONG NHÀ THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG (PHẦN 2)

2. Phải đệm đàn thế nào mới đúng với đòi hỏi của Thánh nhạc phụng vụ? 
 

Như đã nói, nhịp điệu và trải dấu thuộc về loại công thức; mà công thức thì tầm thường và không xứng hợp. Vậy xét theo chuyên môn và đòi hỏi của Thánh nhạc, khi đệm đàn trong nhà thờ không nên dùng hai hình thức này mới gọi là  đúng và thích hợp.

Các ví dụ được trưng dẫn ở đây, xin phép được rút ra từ một nhạc đề duy nhất của linh mục Kim Long với bài hát “Lời chân thành”.

Các kỹ thuật muốn nói ở đây là:

  • ƒ  ”Trải thảm” theo hình thức biệt lập, nghĩa là dòng ca của bài hát không nằm trong trong số các bè của Bđđ, dòng ca  được ví như những con ong con bướm bay lượn trên thảm cỏ xanh lấy Bđđ làm nền :  


  • ƒ  ”Trải thảm “ theo hình thức thông thường, lúc đó dòng ca sẽ là một bè trong Bđđ; Khi là bè trên cùng của Bđđ: 
Có khi là bè giữa của bản đệm đàn:

Có khi là bè trầm của bản đệm đàn:


Ý nghĩa “trải thảm” nói  ở trên.  



Ýnàyphát xuất từ chữ  accompaniment, accompagnare hay accompagnement, tiếng Anh, Ý, Pháp đều có nghĩa là tháp tùng, là hộ tống, đi theo để yểm trợ. Nhưng người Đức lại gọi Bđđ là Bekleidung, nghĩa là mặc áo. Từ này xem ra thích hợp hơn, vì không những đóng đúng vai trò như nói ở chữ accompagnare mà còn mang ý nghĩa xác thực, bởi lẽ chiếc áo thường chỉ vừa cho người này mà ít vừa cho người kia. Hơn nữa chiếc áo mà được thêu dệt công phu bằng kỹ thuật khéo léo thì khi mặc vào, áo sẽ càng thêm đẹp và lộng lẫy hơn. Độc giả sẽ thấy rõ điều này khi để ý xem hoặc nghe 
những tác phẩm của các bậc thày như Verdi, J.S.Bach, Mozart … Khi  đó người ta sẽ thấy rằng Bđđ là thành phần không thể thiếu trong một tác phẩm. 

Như vậy, hình thức đệm đàn biệt lập theo công thức nhịp điệu hay trải dấu là điều cực chẳng đã, một phần vì không xứng với Thánh nhạc, một phần vì không có gì là nghệ thuật cả. Vậy còn cách nào? Thưa, có thể dùng kỹ thuật mô phỏng nhạc đề bằng nhiều cách như : thu vắn nhạc đề, kéo dài nhạc đề, đảo lộn nhạc đề, cho nhạc đề đi giật lùi, hoặc lập lại nhạc đề ở bình diện khác, hoặc biến  đổi nhịp  điệu của  đề … 

Tất cả những chuyện này đều phải học mới làm được. Không học thì thật khó thực hiện mà cũng khó nói chuyện nữa. 

Sau đây xin trưng dẫn một ví dụ về việc Bđđ mô phỏng nhạc đề ở bình diện khác và diễn tiến đồng thời với nhạc đề chính : 


Từ những điều mới trình bày, tưởng có thể kết luận là đệm đàn theo kiểu nào cũng không nên theo ngẫu hứng và  ứng biến theo trí tưởng tượng.  

Khi đệm đàn, nhiều người hay chơi ngẫu hứng và ứng biến. Lối chới này là lối chơi nóng.  Điều  ấy chỉ hợp cho nhạc  đời. Người Mỹ gọi là hot music. Muốn chơi theo lối này, người nghệ sĩ phải rất giỏi về kỹ thuật quảng diễn và khai thác nhạc đề. Đó là những kỹ thuật mà chỉ có trong bộ môn Đối âm (Contrario punto) và Tẩu pháp (Fuga). 

Trái lại, muốn đệm đàn các bài Thánh ca trong Phụng vụ sao cho đúng thì phải viết Bđđ ra một cách cẩn thận, sao cho phù hợp với khả năng cây đàn và người chơi đàn, và cũng phải đúng các quy luật khách quan của kỹ thuật hoà âm, rồi còn phải tập dượt bản đàn thành thạo trước khi tập hát và ráp 
chung với ca đoàn. Đây là công việc rất đòi hỏi có thể làm nản lòng nhiều người. Nhưng nếu muốn là nhạc công chính hiệu của nhà thờ thì phải chấp nhận sự khổ công học hành và tập luyện này. 





0 nhận xét:

Đăng nhận xét