Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

ĐỆM ĐÀN THÁNH CA: PHẢI ĐỆM NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Chúng ta phải đệm đàn ra sao?


Trong bài "Các Vấn Đề Liên Quan Đến Việc Thể Hiện Âm Nhạc Trong Phụng Vụ"  (Hát Lên Mừng Chúa) có viết:

 ĐÀN HÁT CHO AI ?


Nói đàn hát trong PV là đàn hát cho Chúa thì có lẽ quá đúng, đến nỗi trở thành thừa chăng ? Trong bài tiền tụng chung mẫu 4 nói về việc "ca tụng Chúa là một hồng ân" có viết : "Thật ra Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng chính Cha lại ban ơn soi sáng để chúng con biết cảm tạ Cha. Vì tuy những lời ca tụng ấy không mảy may thêm gì cho Cha, nhưng giúp chúng con được ơn cứu độ muôn đời nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con..."



Như vậy, cuối cùng, Đàn hát trong PV là đàn hát cho con người, vì ích lợi của con người.

A) Đàn hát cho chính bản thân người đàn, người hát :

Chính người đàn hát cũng phải cầu nguyện được bằng tiếng đàn tiếng hát của mình. Chính họ cũng phải mặc lấy những tâm tình do tiếng hát tiếng đàn gợi lên. HTTN 24 viết : "Ngoài việc đào tạo về âm nhạc, các ca viên chũng phải hưởng một nền đào tạo về phụng vụ và thiêng liêng thích hợp, để trong lúc chu toàn phận vụ PV của mình, không những chỉ đem lại vẻ đẹp nhiều hơn cho động tác thánh, và một tấm gương tuyệt hảo cho các tín hữu mà thôi, nhưng họ còn mang lại cho chính họ một lợi ích thiêng liêng đích thực". Do đó :

1- Ca đoàn cũng như nhạc công không nên tự coi mình như ban nhạc ban hát đi làm thuê theo hợp đồng, làm xong phận vụ của mình mà không cần sống tâm tình của buổi lễ.

2- Tuy nhiên cũng phải chấp nhận một sự "chia trí bắt buộc" do phận vụ mà thừa tác viên nào cũng cảm thấy, nhưng rất chính đáng, nhất là đối với người điều khiển cộng đoàn, ca đoàn, nhạc công. Nhưng nếu chuẩn bị chu đáo trước càng nhiều thì càng bớt bị "lo ra" cho mình cũng như cho kẻ khác.

B) Đàn hát cho những người cùng hiện diện trong buổi lễ

Đàn hát một mình ở nơi riêng tư thì thế nào cũng được, miễn có tấm lòng chân thành trước mặt Chúa. Nhưng khi đàn hát cho cả một tập thể và với cả một tập thể, thì có một số đòi hỏi do tính xã hội của việc đàn hát nêu ra.

Mỗi người đàn hát với cả tâm hồn của mình, nhưng đồng thời cũng phải hát thế nào, cung cách ra sao để tạo điều kiện cho người khác cũng cầu nguyện được, cùng chia sẻ được những tâm tình do tiếng đàn tiếng hát của mình đem lại. Do đó :

1- Cần phải tuân theo một kỷ luật tối thiểu để cho tiếng đàn, tiếng hát chung được đồng đều và hòa lẫn vào nhau, tiến dần tới chổ càng ngày càng hát có nghệ thuật hơn. Từ đó cần huấn luyện ca hát, không những cho ca viên, mà cho cả cộng đoàn nữa (HTTN 18,24).Cần có người điều khiển cộng đoàn để việc ca hát của cộng đoàn được thể hiện tốt hơn.

2- Cần chọn bài hát, bản đàn phù hợp với khả năng cũng như đáp ứng phần nào tâm tình của từng cộng đoàn : gồm mọi thành phần, hoặc chỉ toàn thiếu niên nhi đồng hay chỉ toàn thanh niên nam nữ, hay chỉ toàn ông già bà lão, hoặc toàn người nước ngoài hay chỉ có người VN mà thôi.

3- Khi đa số là người VN hát cho người VN, thì lại cần có thao thức tìm những bài mang nhiều âm hưởng dân tộc, và nhất là thể hiện theo phong cách của người VN trong lối phát âm, cũng như cách xử lý các thanh điệu của ngôn ngữ, làm sao bảo toàn được nét thẩm mỹ của ngôn ngữ VN.

4- Cũng do tính xã hội của PV, mà mọi người, nhất là các thừa tác viên, ca viên, nhạc công... phải có một sự tôn trọng kẻ khác, một sự tế nhị và lịch sự nào đó không gây khó chịu cho người khác từ trang phục, cho tới cử chỉ, cung cách đi lại, đứng ngồi. Cung cách của ca viên, nhạc công khi đàn hát cũng phải trang nhã và trật tự.


5- Riêng ca trưởng, là người thường phải đứng trước mặt nhiều người khác thì lại phải ý tứ nhiều hơn : khi điều khiển bằng những cử chỉ của đôi tay, nét mặt và thân hình, CT không chỉ nhắm đến sự hữu hiệu của cử chỉ, mà còn phải đồng thời chú trọng đến tính mỹ quan của chúng nữa : Tránh những gì khoa trương, lố lăng, chỉ cốt lòe mắt thiên hạ, hoặc những cử chỉ thiếu tế nhị, khó coi (như lắc hông, vặn người, nhún gối, dậm chân, dọa nạt, kéo quần...) Ngưòi CT điều khiển cộng đoàn chỉ nên dùng những cử chỉ đơn giản và rộng rãi hơn cho người ở xa cũng có thể nhìn thấy.

Còn nhiều điều để bàn tới nữa, chúng tôi sẽ đề cập những phần tiếp theo ở các bài tiếp theo

1 nhận xét: