3.Tại sao có nhiều và rất nhiều bài Thánh ca không có Bản đệm đàn ?
Vì tác giả các bài hát đó chỉ viết theo lối ca khúc mà không nghĩ hay chưa nghĩ đến việc viết bản đệm đàn. Đàng khác, viết bản đệm đâu có dễ và không phải ai cũng viết được. …
Tiện đây cũng xin nói qua về việc viết hòa âm. Nếu bài hát đuợc viết hòa âm với những bè khác mà dành cho giọng người thì gọi là hoà âm cho hợp xướng. Nhưng nếu hoà âm những bè khác thêm vào được dành cho một hay nhiều thứ nhạc cụ, lúc đó ta gọi là viết hoà âm cho Bđđ. Cả hai việc này đều
mang một ý nghĩa như chiếc áo khoác cho một đứa bé vừa mới sinh.
Tựu trung, vấn đề chính yếu vẫn là công việc của hoà âm; hoà âm sao cho dòng ca được làm cho nổi bật bằng những kỹ thuật như đã mô tả ở trên. Thế những ca khúc viết 2 bè hoặc 3 bè chuyển hành song song quãng 3 hay quãng 6 có phải là đã hoà âm rồi không?
Thưa không phải, hay nói chính xác hơn là “chưa phải”. Trên thực tế, có rất nhiều bài ca thuộc loại này Trong hoà âm, người ta coi quãng 3 và quãng 6 là những quãng thuận không hoàn toàn (imperfetto), những quãng đồng âm, quãng 5 hoặc quãng 8 là những quãng thuận hoàn toàn (perfetto). Quãng thuận không hoàn toàn làm cho người nghe cảm thấy có cái gì như còn thiếu, hụt hẫng, và nhất là không có gì độc đáo. Trái lại, có những ca khúc thực sự là hoà âm 2 bè dưới hình thức Đối âm (contrario punto), nhưng với kỹ thuật tinh tế thì thật là tài tình, như bài “Trăm triệu lời ca” của ĐC Nguyễn Văn Hoà và LM. Tiến Dũng, tuy chỉ có 2 bè, nhưng với kỹ thuật của Luân Khúc (cànone) đã trở nên đầy đặn và rất có giá trị.
Cách đây không lâu, một người Hòa lan vừa là nhạc trưởng vừa là ca trưởng sang Việt Nam cùng với vợ là Việt kiều. Sau khoảng một tuần lưu lại Sài-gòn tham dự thánh lễ ở một số nhà thờ, ông đã phải thốt lên : “Các ca đoàn Việt Nam làm tôi hoảng sơ; người đánh đàn đã tra tấn và hành hạ lỗ tai tôi”!
Không cứ gì người nước ngoài này mà bất cứ ai được học hành và hiểu biết đôi chút về việc đàn hát trong nhà thờ cũng đều có cảm giác và phải kêu lên như thế. Nhưng con số những người này quả là còn ít ở Việt Nam. Chính vì vậy mà trong các nhà thơ, người ta đàn hát như thế và vẫn còn đàn hát như thế mãi, bao lâu chưa học và chưa hiểu.
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016
Home »
» ĐỆM ĐÀN THÁNH CA TRONG NHÀ THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG (PHẦN 3)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét