5- Nguy cơ cần tránh :
a. Có người chủ trương "hát hay không bằng hayhát". Đây là một câu châm ngôn áp dụng cho nhạc sinh hoạt đoàn thể, chứ
không áp dụng cho nhạc phụng vụ. Bởi vì trong PV, nếu hay hát mà lại hát không
hay, thì lại gây nhàm chán, khó chịu, bực bội, chia trí cho người nghe. Như vây
âm nhạc không đóng đúng vai trò của mình.
b. Chủ trương "duy cộng đoàn" : cái gì cũng hát
cộng đoàn, lúc nào cũng chỉ có hát cộng đoàn, không cần hoặc không có ca đoàn
hỗ trợ hoặc thay đổi. Lý do nêu ra thường là để dân chúng tham gia tích cực.
Chủ trương này trái với tính nghệ thuật mà Giáo Hội vẫn bảo toàn và khuyến
khích. Nó cũng chứng tỏ cách hiểu chưa đầy đủ về việc tham gia tích cực của mọi
tín hữu, mặc nhiên tạo thành một thói quen "duy hoạt động" nơi dân
Chúa (phân biệt Actif là tích cực, với Activiste là duy hoạt động) : Khi nào
cũng phải nói, phải đọc, phải làm một việc gì bên ngoài, chứ ngồi lắng nghe,
suy niệm đôi ba giây là thấy nóng ruột...".
6- Trong ca hát, tính nghệ thuật không thể tách khỏi tính
thông đạt và tính dân tộc được, bởi vì muốn cho người hát và cũng người nghe
cùng chia sẻ một tâm tình, thì phải hát sao cho rõ lời rõ ý, hát trong một ngôn
ngữ mà đại đa số người tham dự hiểu được và cảm nhận được : Ở Việt Nam, đó là
ngôn ngữ Việt Nam với 5 dấu, 6 giọng bổng trầm khác nhau. Nếu trong khâu soạn
nhạc cũng như khâu thể hiện mà không biết tôn trọng bản sắc riêng của tiếng VN
thì tính dân tộc cơ bản bị huỷ bỏ, tính thông đạt kém hiệu lực kéo theo sự
xuống cấp của tính nghệ thuật. Riêng khâu trình tấu thể hiện, phải chú trọng
nhiều đến lối phát âm sao cho ra tiếng VN.
Tác giả VĨNH LONG trong cuốn sách "Sự tròn vành rõ chữ
của tiếng hát dân tộc" do Viện Nghệ Thuật xuất bản 1976 tại Hà Nội có viết
: "Tiếng hát rõ lời là biểu hiện cụ thể của lòng trân trọng đối với tiếng
nói và truyền thống ca hát dân tộc, của tinh thần dân tộc và ý thức tự hào dân
tộc, do đó dễ đi sâu, lắng đọng trong lòng quần chúng. Bà con anh chị em chúng
ta không thể hài lòng với những tiếng hát ồm ồm, ngọng nghịu vì bắt chước nước
ngoài một cách thiếu sáng suốt, nếu không nói là nô lệ." (trang 146).
Chúng ta vừa xem qua một số vấn đề liên quan đến việc thể
hiện âm nhạc trong phụng vụ. Khi nhìn lại việc thể hiện cụ thể tại một số nơi,
chúng ta thấy có một chiều hướng đổi mới chậm chạp, một số nơi khác có nhiều
mặt chưa hợp với tinh thần PV... mà nguyên do có thể tạm thu về những điểm sau
:
1- Số bài đàn bài hát đáp ứng được yêu cầu PV tương đối còn
quá ít so với số lượng lớ lao của những bài chưa đáp ứng nhu cầu PV. Do đó việc
chọn bài trở nên khó khăn, nhiều ca trưởng bèn phải chọn đại. Cộng đoàn ít tham
gia được.
2- Nhiều ca trưởng chưa có cơ hội để học tập về phụng vụ, về
thánh nhạc nên cũng có hiện tượng chọn bừa, hát bừa...
3- Nhiều ca trưởng chưa có điều kiện học tập thêm về vai trò
chuyên môn của mình, hoặc học chưa tới đã phải lao vào việc... nên không hoàn
thành nhiệm vụ của mình : hát cho có, hát mà ít ai hiểu hát gì, hoặc hát như
hát nhạc sinh hoạt vui chơi vậy... Ca trưởng giữ nhịp chứ chưa biết điều
khiển...
4- Đệm đàn không nâng đỡ, mà còn lấn át tiếng hát, đôi khi
còn phá tiếng hát.
Để khắc phục những "tồn tại" trên cần có sự góp
sức của nhiều phía :
1- Phía người lãnh đạo tinh thần trong giáo phận, giáo xứ :
nâng đỡ người soạn nhạc, ca trưởng, ca viên; khuyến khích học hỏi và thực hành
theo tinh thần phục vụ; khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đoàn...
2- Người soạn nhạc không những "tôn trọng quy luật của
Thánh nhạc" mà còn phải "cố gắng giữ gìn bản sắc ngôn ngữ của dân tộc
trong âm thanh và tiết điệu, lại phát huy được một vài nét nhạc dân tộc trong
các bản thánh ca" (Lời nói đầu trong tập THÁNH CA các Chúa nhật Mùa Vọng
năm C, số 3 do Ban Thánh Nhạc giáo phận TP. HCM).
3- Người điều khiển cộng đoàn, ca đoàn cần ý thức trách
nhiệm của mình hơn, bằng cách trau dồi học hỏi chuyên môn âm nhạc và PV để giúp
cộng đoàn, ca đoàn tham gia tích cực hơn...
4- Các nhạc công, đặc biệt người đệm đàn phong cầm, đàn
organ điện tử, cần học cách đệm thánh ca sao cho có thể nâng đỡ và tô điểm cho
tiếng hát, chứ không phải phô trương lấn át nó.
Với sự cố gắng đổi mới từ nhiều phía như vậy, chúng ta hy vọng
việc thể hiện âm nhạc trong PV ngày càng tốt hơn, nhằm giúp cho mỗi tín hữu,
mỗi cộng đoàn "biểu lộ và thể hiện con người mới trong Đức Ki-tô phục
sinh" bằng cách góp tiếng hát VN vào "Bài Ca Mới" của toàn thể
nhân loại được cứu độ để CA TỤNG CHÚA. "Bài Ca Mới sẽ không trọn vẹn,
không hoàn thành, bao lâu những con người thuộc mọi chủng tộc, mọi ngôn ngữ,
mọi nền văn hoá chưa góp tiếng mình vào đó" (Universa Laus :
I,10,1-3;II,45). Mỗi người trong chúng ta đang cố gắng góp phần nhỏ bé của mình
để cho dân tộc VN, Giáo Hội VN góp tiếng mình vào "Bài Ca Mới" đó.
Ước mong mọi người kiên trì cho tới khi "Bài Ca Mới" hoàn tất.
mua đàn guitar bao nhiêu tiền
Trả lờiXóamua đàn guitar cũ giá rẻ tại tphcm
Cách đệm piano cho nhạc nhẹ
tìm hiểu đàn ukulele
hợp âm bài em ơi hà nội phố
mua đàn guitar bao nhiêu tiền
mua đàn guitar cũ giá rẻ tại tphcm
Cách đệm piano cho nhạc nhẹ
tìm hiểu đàn ukulele
hợp âm bài em ơi hà nội phố
mua đàn guitar bao nhiêu tiền
mua đàn guitar cũ giá rẻ tại tphcm
Cách đệm piano cho nhạc nhẹ