Đệm Đàn Thánh Ca Trong Phụng Vụ

Nới Chia Sẽ cách Đệm Đàn Thánh Ca như thế nào cho đúng.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

VAI TRÒ CỦA CA ĐOÀN TRONG PHỤNG VỤ

Thánh Ca trong Phụng vụ và vai trò của ca đoàn. 

 
Đức Giáo Hoàng Piô X đã gọi Thánh Nhạc là “Nữ Tỳ của Phụng Vụ.” Trong Thông Điệp Mediator Dei, Đức Giáo Hoàng Piô XII nhận định Thánh Nhạc là thành phần cần thiết của Phụng Vụ. Do đó, Thánh Ca nắm giữ vai trò cần thiết trong Nghi Lễ Phụng Vụ của Giáo Hội. Trong Hiến Chế về Phụng Vụ của Công Đồng Vaticanô Đệ  Nhị, Giáo Hội nhìn nhận Thánh Nhạc là thành phần hoàn chỉnh của Phụng Vụ: “Lễ Nghi Phụng Vụ sẽ mang hình thức cao quý hơn khi được cử hành kèm theo Thánh 
Nhạc, khi mỗi Thừa Tác Viên chu toàn nhiệm vụ của mình và khi có dân chúng tham dự.” Trong Tài Liệu Sacrosanctum Concilium của Công Đồng Vatican về Phụng Vụ đã đề cập đến vai trò thừa tác đặc biệt của Thánh Nhạc như sau: “Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X đã xác định rõ ràng về vai trò thừa tác đặc biệt của Thánh Nhạc trong việc phụng thờ Thiên Chúa.” 
 
Khi nói đến địa vị siêu việt của Thánh Ca trong đời sống Phụng Vụ của Giáo Hội, chúng ta phải nói đến vị trí của ca đoàn trong Phụng Vụ.  Ca đoàn nắm giữ vai trò Thừa Tác Viên Phụng Vụ, là trung gian giữa Dân Chúa dâng lời ca tiếng hát lên Thiên Chúa yêu thương, để hướng dẫn cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời ca tri ân, cảm tạ, ngợi khen, xin lỗi, và cầu nguyện.  Ca đoàn như một Thừa Tác Viên của Dân Chúa để hướng dẫn cộng đoàn Dân Chúa cầu nguyện trong các lễ nghi Phụng Vụ của Giáo Hội. 
 


Nhận thấy vai trò quan trọng của ca đoàn trong đời sống Phụng Vụ của toàn thể Dân Chúa, thiếu ca đoàn, Lễ Nghi Phụng Vụ mất đi vẻ đẹp nghiêm trang tôn kính. Với ca đoàn Lễ Nghi Phụng Vụ như được tăng thêm phần sốt sắng và trang trọng, trong vai trò hướng dẫn cả cộng đoàn Dân Chúa tham gia tích cực vào Lễ Nghi Phụng Vụ của Giáo Hội. 
 
Theo các Huấn Thị về Phụng Vụ Thánh Nhạc của Giáo Hội trong thế kỷ 20 như: “Tra le Sollecitudini,” và “Motu Proprio et Ex Certa Scientia,” do Đức Giáo Hoàng Pio X ban hành năm 1903, Huấn Thị “Musicae Sacrae Disciplina et Mediator Dei,” do Đức Giáo Hoàng Piô X ban hành năm 1955,  Tài Liệu Công Đồng Vatican  II về Phụng Vụ “Sacrosanctum Concilium,” Huấn Thị “Musicam Sacram,” do Bộ Phụng Tự ban hành năm 1967, và tài liệu Thánh Nhạc “Liturgical Music Today,” phát hành tại Mỹ năm 1982, chúng ta cùng nhau nhân định về Thánh Nhạc trong thời đại hiện tại. Với vai trò quan trọng của ca đoàn trong Phụng Vụ, ca trưởng, ca đoàn, nhạc sĩ sáng tác, người đệm đàn, cantors... cần lưu ý những đặc tính cơ bản của Thánh Ca trong khi phụng sự Thiên Chúa và phục vụ cộng đoàn Dân Chúa:
 
1) Đặc tính cầu nguyện: Câu ví von: “một câu hát bằng một bát kinh” cho chúng ta thấy đặc tính quan trọng của cầu nguyện trong Thánh Ca. Khi ca đoàn và cộng đoàn Dân Chúa hát Thánh Ca, phải chú trọng đến đặc tính cầu nguyện trong Thánh Ca. Thánh Ca là chất xúc tác hướng lòng con người hướng về Chúa để tạ ơn, ngợi khen, xin lỗi, và cầu xin. Do đó, ca đòan và cộng đoàn cần tích cực phát huy đặc tính cầu nguyện trong Thánh Ca khi hát để phụng sự Chúa và phục vụ cộng đoàn Dân Chúa. 
2) Đặc tính mỹ thuật: Thiên Chúa là là Đấng Chân Thiên Mỹ, là vẻ đẹp toàn mỹ. Do đó, những gì tốt đẹp nhất sẽ gần gũi với Thiên Chúa. Như vậy, phục vụ Thánh Ca phải thể hiện được đặc tính mỹ thuật trong lời ca tiếng hát. Sự trân trọng  về sự chọn lựa bài ca, về mỹ thuật của kỹ thuật hát xướng, mỹ thuật của giai điệu, và mỹ thuật của hòa âm...sẽ giúp cho Phụng Vụ Thánh Ca đáp ứng đặc tính mỹ thuật và giúp cho cộng đoàn Dân Chúa gần gũi với Thiên Chúa trong việc cầu nguyện với Thánh Ca. 
4) Đặc tính cộng đồng: Thánh Ca có đặc tính cộng đồng ngay từ những buổi sơ khai trong thời Cựu Ước cũng như thuở sơ khai của Giáo Hội. Trong những Lễ Nghi Phụng Vụ, cộng đoàn Dân Chúa họp mặt để cùng chung dâng lời tán tụng ngợi khen cảm tạ và cầu xin dâng lên Thiên Chúa. Ca đoàn và các ca xướng viên có vai trò hướng dẫn cộng đoàn trong Thánh Ca hay đại diện cho cộng đoàn hát riêng những bài phù hợp trong những Lễ Nghi Phụng Vụ. Trong cuốn "Visions of  Liturgy and Music for a New Century," Giáo Hội đề cao tính cách cộng đồng trong Thánh Ca như sau: “Ngày xưa, Chữ Đỏ chỉ dẫn “Hãy nhìn vào Bình Ca.” Ngày nay, Chữ Đỏ chỉ dẫn: “Hãy để ý tới cộng 
đồng.”
Ngoài ra ca đoàn còn nắm giữ sứ mệnh tông đồ truyền giáo.  Một ca đoàn hát hay và có trách nhiệm, sẽ có khả năng lôi kéo những anh chị em chưa biết Chúa trở về với Chúa. Khi tham dự Lễ Nghi Phụng Vụ và đặc biệt khi tham dự Thánh Lễ, với những bài Thánh Ca có tính mỹ thuật, cầu nguyện, người tham dự mặc dù chưa biết Chúa, họ như bị đánh động bởi lời ca tiếng hát, vì âm nhạc là con đường ngắn nhất đi vào trái tim con người. Biết bao nhiêu tấm gương những người trở lại với Chúa khi họ tham dự Thánh Lễ Cưới, Thánh Lễ An Táng, Thánh Lễ Rửa Tội...Họ cảm nghiệm được Chúa và nhận ra Chúa qua lời ca tiếng hát với những bài Thánh Ca làm họ xúc động. Ý thức được sứ mệnh truyền giáo qua Thánh Ca, ca trưởng, người đệm đàn, ca xướng viên...sẽ cố gắng hết sức tập luyện và hát hay để chuyển đạt cho cộng đoàn và người khác những tâm tình cầu nguyện, những tâm tư ước mơ, những rung cảm trái tim trước tình yêu Thiên Chúa, góp phần hữu hiệu vào việc truyền giáo. 
  
                                                          

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

ĐỆM ĐÀN THÁNH CA TRONG NHÀ THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG (PHẦN 3)

3.Tại sao có nhiều và rất nhiều bài Thánh ca không có Bản  đệm  đàn ? 

Vì tác giả các bài hát đó chỉ viết theo lối ca khúc mà không nghĩ hay chưa nghĩ  đến việc viết bản đệm  đàn. Đàng khác, viết bản  đệm  đâu có dễ và không phải ai cũng viết  được. …

Tiện đây cũng xin nói qua về việc viết hòa âm. Nếu bài hát đuợc viết hòa âm với những bè khác mà dành cho giọng người thì gọi là hoà âm cho hợp xướng. Nhưng nếu hoà âm những bè khác thêm vào được dành cho một hay nhiều thứ nhạc cụ, lúc đó ta gọi là viết hoà âm cho Bđđ. Cả hai việc này đều
mang một ý nghĩa như chiếc áo khoác cho một  đứa bé vừa mới sinh.

Tựu trung, vấn đề chính yếu vẫn là công việc của hoà âm; hoà âm sao cho dòng ca được làm cho nổi bật bằng những kỹ thuật như  đã mô tả  ở trên. Thế những ca khúc viết 2 bè hoặc 3 bè chuyển hành song song quãng 3 hay quãng 6 có phải là  đã hoà âm rồi không?



Thưa không phải, hay nói chính xác hơn là “chưa phải”. Trên thực tế, có rất nhiều bài ca thuộc loại này Trong hoà âm, người ta coi quãng 3 và quãng 6 là những quãng thuận không hoàn toàn (imperfetto), những quãng đồng âm, quãng 5 hoặc quãng 8 là những quãng thuận hoàn toàn (perfetto). Quãng thuận không hoàn toàn làm cho người nghe cảm thấy có cái gì như còn thiếu, hụt hẫng, và nhất là không có gì độc đáo. Trái lại, có những ca khúc thực sự là hoà âm 2 bè dưới hình thức  Đối âm (contrario punto), nhưng với kỹ thuật tinh tế thì thật là tài tình, như bài “Trăm triệu lời ca” của ĐC Nguyễn Văn Hoà và LM. Tiến Dũng, tuy chỉ có 2 bè, nhưng với kỹ thuật của Luân Khúc (cànone) đã trở nên đầy đặn và rất có giá trị.

Cách đây không lâu, một người Hòa lan vừa là nhạc trưởng vừa là ca trưởng sang Việt Nam cùng với vợ là Việt kiều. Sau khoảng một tuần lưu lại Sài-gòn tham dự thánh lễ ở một số nhà thờ, ông đã phải thốt lên : “Các ca đoàn Việt Nam làm tôi hoảng sơ; người đánh đàn đã tra tấn và hành hạ lỗ tai tôi”!
Không cứ gì người nước ngoài này mà bất cứ ai được học hành và hiểu biết đôi chút về việc đàn hát trong nhà thờ cũng đều có cảm giác và phải kêu lên như thế. Nhưng con số những người này quả là còn ít ở Việt Nam. Chính vì vậy mà trong các nhà thơ, người ta đàn hát như thế và vẫn còn đàn hát như thế mãi, bao lâu chưa học và chưa hiểu.

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

ĐỆM ĐÀN THÁNH CA TRONG NHÀ THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG (PHẦN 2)

2. Phải đệm đàn thế nào mới đúng với đòi hỏi của Thánh nhạc phụng vụ? 
 

Như đã nói, nhịp điệu và trải dấu thuộc về loại công thức; mà công thức thì tầm thường và không xứng hợp. Vậy xét theo chuyên môn và đòi hỏi của Thánh nhạc, khi đệm đàn trong nhà thờ không nên dùng hai hình thức này mới gọi là  đúng và thích hợp.

Các ví dụ được trưng dẫn ở đây, xin phép được rút ra từ một nhạc đề duy nhất của linh mục Kim Long với bài hát “Lời chân thành”.

Các kỹ thuật muốn nói ở đây là:

  • ƒ  ”Trải thảm” theo hình thức biệt lập, nghĩa là dòng ca của bài hát không nằm trong trong số các bè của Bđđ, dòng ca  được ví như những con ong con bướm bay lượn trên thảm cỏ xanh lấy Bđđ làm nền :  


  • ƒ  ”Trải thảm “ theo hình thức thông thường, lúc đó dòng ca sẽ là một bè trong Bđđ; Khi là bè trên cùng của Bđđ: 
Có khi là bè giữa của bản đệm đàn:

Có khi là bè trầm của bản đệm đàn:


Ý nghĩa “trải thảm” nói  ở trên.  



Ýnàyphát xuất từ chữ  accompaniment, accompagnare hay accompagnement, tiếng Anh, Ý, Pháp đều có nghĩa là tháp tùng, là hộ tống, đi theo để yểm trợ. Nhưng người Đức lại gọi Bđđ là Bekleidung, nghĩa là mặc áo. Từ này xem ra thích hợp hơn, vì không những đóng đúng vai trò như nói ở chữ accompagnare mà còn mang ý nghĩa xác thực, bởi lẽ chiếc áo thường chỉ vừa cho người này mà ít vừa cho người kia. Hơn nữa chiếc áo mà được thêu dệt công phu bằng kỹ thuật khéo léo thì khi mặc vào, áo sẽ càng thêm đẹp và lộng lẫy hơn. Độc giả sẽ thấy rõ điều này khi để ý xem hoặc nghe 
những tác phẩm của các bậc thày như Verdi, J.S.Bach, Mozart … Khi  đó người ta sẽ thấy rằng Bđđ là thành phần không thể thiếu trong một tác phẩm. 

Như vậy, hình thức đệm đàn biệt lập theo công thức nhịp điệu hay trải dấu là điều cực chẳng đã, một phần vì không xứng với Thánh nhạc, một phần vì không có gì là nghệ thuật cả. Vậy còn cách nào? Thưa, có thể dùng kỹ thuật mô phỏng nhạc đề bằng nhiều cách như : thu vắn nhạc đề, kéo dài nhạc đề, đảo lộn nhạc đề, cho nhạc đề đi giật lùi, hoặc lập lại nhạc đề ở bình diện khác, hoặc biến  đổi nhịp  điệu của  đề … 

Tất cả những chuyện này đều phải học mới làm được. Không học thì thật khó thực hiện mà cũng khó nói chuyện nữa. 

Sau đây xin trưng dẫn một ví dụ về việc Bđđ mô phỏng nhạc đề ở bình diện khác và diễn tiến đồng thời với nhạc đề chính : 


Từ những điều mới trình bày, tưởng có thể kết luận là đệm đàn theo kiểu nào cũng không nên theo ngẫu hứng và  ứng biến theo trí tưởng tượng.  

Khi đệm đàn, nhiều người hay chơi ngẫu hứng và ứng biến. Lối chới này là lối chơi nóng.  Điều  ấy chỉ hợp cho nhạc  đời. Người Mỹ gọi là hot music. Muốn chơi theo lối này, người nghệ sĩ phải rất giỏi về kỹ thuật quảng diễn và khai thác nhạc đề. Đó là những kỹ thuật mà chỉ có trong bộ môn Đối âm (Contrario punto) và Tẩu pháp (Fuga). 

Trái lại, muốn đệm đàn các bài Thánh ca trong Phụng vụ sao cho đúng thì phải viết Bđđ ra một cách cẩn thận, sao cho phù hợp với khả năng cây đàn và người chơi đàn, và cũng phải đúng các quy luật khách quan của kỹ thuật hoà âm, rồi còn phải tập dượt bản đàn thành thạo trước khi tập hát và ráp 
chung với ca đoàn. Đây là công việc rất đòi hỏi có thể làm nản lòng nhiều người. Nhưng nếu muốn là nhạc công chính hiệu của nhà thờ thì phải chấp nhận sự khổ công học hành và tập luyện này. 





Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

ĐỆM ĐÀN THÁNH CA TRONG NHÀ THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG (PHẦN 1)

 ĐỆM  ĐÀN TRONG NHÀ THỜ THẾ NÀO CHO  ĐÚNG? 


Giữa cuộc đời thường nhật với bao nỗi bận tâm lo lắng chuyện cơm áo bạc tiền, con người thời nay gặp nhiều ray rứt băn khoăn, sóng gió, ồn ào và bon chen. Điều đó dễ khiến cho người ta trở nên chai lì và ít cảm nghiệm được những gì là tinh vi, tế nhị, nhất là trong lãnh vực nghệ thuật và nói
riêng Thánh Nhạc Phụng vụ.

 Nếu rảo bước qua các nhà thờ trong Giáo phận vào các giờ lễ, chắc chắn nhiều người sẽ dễ dàng nhận ra điều đó. Đúng là chuyện đàn hát trong nhà thờ còn có quá nhiều điều để nói … Nhưng người viết không dám góp ý bàn về tất cả, mà chỉ xin bàn riêng về vấn đề đệm đàn trong nhà thờ qua mấy
điểm sau đây :

  • ƒ  Đệm đàn các bài Thánh ca bằng trống phách nhịp điệu trong Thánh lễ có được không ?  
  • ƒ  Phải  đệm  đàn như thế nào mới  đúng với  đòi hỏi của Thánh nhạc phụng vụ ?  
  • ƒ  Tại sao có nhiều và rất nhiều bài Thánh ca không có Bản đệm đàn (Bđđ) ? 



1. Đệm đàn các bài Thánh ca bằng trống phách nhịp điệu trong Thánh lễ có
được không?   

Theo thiển ý, nếu chơi  đàn theo trống phách nhịp  điệu thì phải  đàn theo công thức. Theo công thức thì tiếng là tiện và tương đối dễ như “mì ăn liền” nhưng tầm thường. Tầm thường thì không xứng với Thánh nhạc, vì Thánh nhạc luôn  đòi hỏi phải có một hình thức tốt  đẹp và hoàn hảo (Bonitas
formae). Như vậy, thiết tưởng không nên dùng trống phách nhịp điệu, dù là chơi “nhẹ nhẹ thôi”, cũng như không nên sử dụng các nút  điệu của  đàn organ điện tử như thông cáo số 1/94 của HĐGMVN đã nói; ấy là chưa kể đến khía cạnh tiêu cực của nhịp điệu tác động lên thân xác con người như thế nào. Tuy nhiên, trong thông cáo cũng cho rằng có thể dùng các nút điệu của đàn organ điện tử trong các buổi tập hát để giúp cho ca đoàn giữ vững nhịp.

Gần đây, một vài nơi có mở các lớp học đàn gọi là “ĐỆM ĐÀN NHÀ THỜ”, với đủ các kiểu khuyến mãi như giảm giá bao nhiêu phần trăm cho người có giấy giới thiệu của cha sở, hoặc miễn phí cho những tu sĩ, rồi còn có cả những khoá học cấp tốc !… Khi tìm hiểu thì thấy rằng ở đó, người ta chỉ dạy cách sử dụng nhịp điệu bằng các nút tự động trên đàn organ điện tử hoặc bằng phím đàn rất sơ sài với vài hình thức trải dấu, rập dấu … Các nữ tu đến học các lớp này rất đông, và rồi cứ vậy đem về áp dụng trong các tu viện và các họ  đạo mà không ai có ý kiến hay nhận xét gì.

Nhân tiện cũng xin nói về cây Dương cầm (Piano). Dương cầm là nhạc cụ phát ra tiếng nhạc bằng chiếc búa nỉ bổ vào dây kim khí, nên âm thanh của chúng không thể giữ lâu được như đàn organ. Vì thế, khi dùng đàn piano để đệm theo tiếng hát, người ta thường chỉ có hai kiểu chơi thích hợp nhất, đó là trải dấu và công thức nhịp điệu bằng những hợp âm rập dấu. Cả hai kiểu đều phải dùng đến cái gọi là công thức, nên không thích hợp để dùng trong nhà thờ theo  đòi hỏi của Thánh nhạc chân chính..

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

SƠ LƯỢC VỀ THÁNH NHẠC VÀ LỊCH SỬ THÁNH NHẠC CÔNG GIÁO VIỆT NAM

“Bene Cantat Bis Orat” – “Hát hay là cầu nguyện 2 lần.”  Câu châm ngôn La Tinh 
này như một sự thật cho mỗi tín hữu Công Giáo, mỗi ca đoàn, hay mỗi người ca 
xướng viên của ca đoàn.  Thánh Ca nắm giữ một vai trò quan trọng trong các Lễ 
Nghi Phụng Vụ của Giáo Hội.  Ngay từ những thuở xa xưa của thời Cựu Ước, trong 
các Lễ Nghi Phụng Vụ thời Tân Ước, và sinh hoạt Phụng Vụ của Giáo Hội xuyên 
suốt 20 thế kỷ qua, Thánh Ca đã chiếm lĩnh địa vị ưu thế. 
 
 
Theo Cựu Ước, âm nhạc bắt nguồn từ Giu-Van, một người thuộc dòng dõi Cain, con 
trai của Adam: “Giu-Van là ông tổ của những người chơi đàn.” (St. 4:21). Trong 
Sách Xuất Hành đoạn 15 câu 1 ghi lại: “Bấy giờ Môi-Sen và con cái Israel hát mừng 
Giavê: Con xin hát mừng Giavê, vì Ngài uy linh cao cả.” Trong Sách Samuel quyển 
1 đoạn 16:14-23, Vua David đã chơi đàn harp để giúp Vua Saolê bớt tức giận. Sách 
Gioxuê thuật lại trận chiến, Gioxuê đã sử dụng kèn trumpets để chiến thắng thành 
Jericho. (Joshua 6:12-20). Trong Sách Thánh Vịnh của vua David, Thánh Vịnh 59 
câu 16 diễn tả về ca hát chúc tụng Chúa: “Con sẽ hát ca uy quyền của Chúa.” Trong 
Cựu Ước, âm nhạc được xử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Con người tiễn 
đưa người thân trong tiếng hát, tiếng trống, tiếng đàn. (St. 31:27). Âm nhạc xử dụng 
để mừng chiến thắng bằng ca hát (Xh. 15:1), kèm theo nhảy múa và nhịp trống (Xh. 
15:20), hòa theo tiếng đàn và tiếng kèn (2 Sk. 20:28). Âm nhạc còn được xử dụng 
trong  yến  tiệc  (Is.  5:12),  trong  đám  cưới  (1  Mcb.  9:37-39).  Cung  đình  xử  dụng 
những nam nữ ca sĩ. (2 Sm. 19:35; Gv. 2:8). Trong Đền Thờ Giêrusalem, âm nhạc 
Phụng Vụ dành cho các Thầy Lêvi bắt đầu từ thời vua David. (1 Sk. 15:16-24). Vua 
David thích lễ nhạc và nhảy múa theo tiếng nhạc trước Hòm Bia Thánh. (2 Sm. 6: 5-
16).  Theo  Tân  Ước,  Chúa  Giêsu  và  các  Tông  Đồ  hát  Thánh  Vịnh.  (Mt.  26:30). 
Thánh  Giacôbê  khuyên  tín  hữu  hát  Thánh  Ca khi vui. (Gc. 5:13). Trong ngục tù,  Phaolô và Sila hát Thánh Ca và các bạn tù cùng nghe. (Cv. 16:25). 
Bàng bạc trong Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, từ ngữ hát ca đã được xử dụng 
tới 167 lần, đủ nói lên vị trí đặc biệt của Thánh Ca trong đời sống phụng thờ Thiên 
Chúa của con cái Ngài. Thánh Ca đã đi liền và có một vị trí đặc biệt trong Phụng 
Vụ, trong lịch sử âm nhạc thế giới, và song hành với lịch sử con người.


 

3.   Lịch Sử nền ThánhNhạc Công Giáo Việt Nam. 

 
Nhìn về nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam nói riêng và nền Âm Nhạc Việt Nam 
nói chung, cả một lịch sử đa dạng với nhiều thăng trầm, gắn liền với chiều dài lịch 
sử của cả một dân tộc. Đôi nét chấm phá về nền Âm Nhạc và Thánh Nhạc Việt Nam 
được trình bày sau đây, như là những nghiên cứu về những giai đoạn thăng trầm của 
nền Âm Nhạc Việt Nam và Thánh Nhạc Việt Nam. 
 
Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 bao gồm một nền văn 
học nghệ thuật và nhạc ngữ (texture) đẹp ngời với một nền lịch sử lâu dài có thể 
được truy nguyên từ khoảng năm 2879 trước Chúa Giáng Sinh, khi nền văn hoá Việt 
Nam được thành hình. Giai đoạn 30 năm trong khoảng thời gian 1945-1975, ghi dấu 
những biến cố bi hùng của Việt Nam, đồng thời, giới thiệu một giai đoạn đặc biệt và 
nổi bật cho công trình nghiên cứu một thể loại đặc thù của nền âm nhạc Việt Nam. 
Vào năm 1945, nhạc phẩm “Hang Belem” của Nhạc sĩ  Hải Linh, nhạc phẩm Thánh 
Ca nổi tiếng và rất được phổ biến đầu tiên. Nhạc phẩm này được sáng tác bằng Việt 
Ngữ, được phát hành, và trình diễn  đặc biệt tại miền Bắc Việt Nam.8   Tuy nhiên, 

một  số  nhạc  phẩm  Thánh  Ca  Việt  Nam  đã  có  mặt  trước  kia.  Đến  năm  1975,  khi 
Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản đã cấm đoán 
những sinh hoạt hợp ca và bắt bỏ tù nhiều nhạc sĩ  sáng tác, trong khi đó, một số lớn 
những nhạc sĩ  sáng tác khác trốn thoát khỏi Việt Nam. Tiến trình 30 năm đầu tiên 
của nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam được tạm chia thành 3 giai đoạn: 
 

3.1. Trong giai đoạn thành hình

Khoảng thời gian từ năm 1945 tới năm 1955, Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam phần lớn đặt nền tảng trên những yếu tố của nhạc Bình Ca (Gregorian Chant) và âm nhạc Việt Nam truyền thống, bao gồm lời ca Việt Ngữ và nhạc ngũ cung. Đồng thời, thể loại này cũng xử dụng những yếu tố âm nhạc của nền  Thánh  Ca  La  Tinh  và  Thánh  Nhạc  Pháp  Quốc,  như  hình  thức,  hoà  âm,  nhịp điệu, và những kỹ thuật khác. Những sáng tác Thánh Ca trong giai đoạn này thường được viết với những giai điệu, hoà âm, nhịp điệu, và những kỹ thuật đơn giản. 
 

3.2.  Trong giai đoạn phát triển

Vào khoảng từ nnăm 1955 đến năm 1970, nhiều nhạc sĩ  sáng tác Thánh Ca di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, trong cuộc di cư vĩ đại năm 1954, để trốn tránh chế độ Cộng Sản, những nhạc sĩ này vẫn tiếp tục sáng tác những nhạc phẩm Thánh Ca nhiều hơn giai đoạn trước. Sau năm 1955, khi chiến tranh Việt Nam lần thứ 2 bùng nổ, nhiều người ngoại quốc trong giới quân sự và dân sự đến Việt Nam để giúp đỡ dân tộc Việt Nam bảo vệ tự do. Trong giai đoạn  từ năm 1955 tới năm 1970, Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng với 
những yếu tố mới của nền âm nhạc từ Mỹ Châu, Âu Châu, và các quốc gia khác. Sự canh tân  phụng  vụ  đặc  biệt  sau  Công  Đồng  Vaticanô  Đệ  Nhị  (1962-1965)  ảnh hưởng rất nhiều trên nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam. Nhiều sáng tác Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam dựa trên những yếu tố âm nhạc truyền thống và những yếu tố mới, bao gồm hệ thống ngũ cung và hệ thống âm nhạc Tây Phương, được ứng dụng đồng thời trong cùng một sáng tác. Nhiều sáng tác hợp ca đa âm đã được viết bằng lời ca Việt Ngữ trong giai đoạn này. Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với những kỹ thuật sáng tác, trình diễn hợp ca, và nhiều yếu tố âm nhạc được ứng dụng trong thời gian 15 năm của giai đoạn phát triển này. 
 

3.3.  Trong giai đoạn trưởng thành

Với khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 1975, khi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chính thức sử dụng Việt Ngữ trong phụng vụ, những  nhà  sáng tác  được  khuyến khích viết rất nhiều nhạc phẩm Thánh Ca bằng Việt Ngữ. Trong giai đoạn  này, Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam bước vào giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn này mang nhiều những đặc tính của giai đoạn phát triển, nhưng giai đoạn này đã cống hiến một số rất lớn những sáng tác song song với nhiều sinh hoạt hợp ca trên toàn thể lãnh thổ quê hương. Do những biến cố bi hùng về chính trị và xã hội tại Việt Nam, khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1975, đã chứng kiến  những giai đoạn thành hình, phát triển, và trưởng thành của nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam. Qua những nghiên cứu về nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam,  âm nhạc  cổ truyền  Việt Nam đã ảnh hưởng khá nhiều trên nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn 30 năm đặc biệt của bối cảnh nghệ thuật và chính trị đặc thù này. Trong khi nghiên cứu và khám phá nền Thánh Nhạc Công Giáo trong giai đoạn thành hình, phát triển, và trưởng thành, với hy vọng nghiên cứu này sẽ khơi mào và khuyến khích sự tìm hiểu và nghiên cứu sâu xa hơn trong thế giới hấp dẫn và đẹp ngời của nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam 

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

ĐỆM ĐÀN THÁNH CA: NHỮNG ĐIỀU HẾT SỨC QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý


   62. Các nhạc khí có thể rất hữu ích trong các buổi cử hành lễ nghi phụng vụ, hoặc đệm theo tiếng hát,hoặc chơi riêng một mình.

Trong Hội Thánh La-tinh, đại quản cầm có ống rất được quý chuộng và được coi như nhạc khí cổ truyền mà âm thanh có thể tăng thêm vẻ huy hoàng kỳ diệu cho những nghi lễ của Hội Thánh, và có sức mãnh liệt nâng các tâm hồn lên cùng Thiên Chúa và lên trời.

Còn những nhạc khí khác, thì tùy theo sự xét đoán và chấp thuận của thẩm quyền địa phương, có thể được dùng trong việc thờ phượng, tùy như chúng thích hợp hay có thể thích hợp được để dùng vào việc thánh với công dụng thiêng thánh, hay hợp với vẻ trang trọng của đền thờ, và thực sự giúp cho các tín hữu sốt sắng hơn.(41)

   63.  Muốn thừa nhận và sử dụng các nhạc khí, phải để ý đến nét đặc sắc và tập quán của mỗi dân tộc. Những nhạc khí nào, mà theo ý kiến chung, và cách sử dụng thông thường, chỉ hợp với nhạc đời, thì phải loại trừ ra khỏi mọi lễ nghi phụng vụ và các việc đạo đức thánh thiện. (42)

Mọi nhạc khí được thừa nhận trong việc thờ phượng phải sử dụng thế nào cho hợp với các đòi hỏi của lễ nghi phụng vụ, và làm cho việc thờ phượng nên tốt đẹp cũng như giúp các tín hữu thêm lòng đạo đức.

   64.  Nên dùng nhạc khí để đệm theo tiếng hát hầu giữ cho giọng khỏi xuống, và giúp cho cộng đoàn tham dự dễ dàng hơn, cũng như hợp nhất với nhau mật thiết hơn. Nhưng âm thanh của các nhạc khí không bao giờ được lấn tiếng hát, và làm cho bản văn trở nên khó hiểu. Mọi nhạc khí đều phải im tiếng khi linh mục hay một thừa tách viên đọc cao giọng một bản văn được dành riêng cho các vị ấy.

   65.  Trong các lễ hát hoặc lễ đọc, có thể dùng đại quản cầm hoặc một nhạc khí nào khác đã được chính thức thừa nhận để đệm theo tiếng hát của ca đoàn và giáo dân. Có thể độc tấu nhạc trước khi linh mục tới bàn thờ, lúc dâng lễ vật, trong khi rước lễ và lúc cuối lễ. Có thể áp dụng cùng một qui cách đó, thích nghi cho hợp trong các buổi cử hành thiêng thánh khác.

   66.  Không dược phép độc tấu các nhạc khí đó trong Mùa Vọng và Mùa Chay, trong Tuần Tam Nhật Vượt Qua, và trong giờ Kinh Lễ Cầu Hồn.

   67.  Mong sao các nhạc công đại quản cầm và các nhạc khí khác, chẳng những sử dụng thành thạo nhạc khí, mà còn hiểu biết sâu sắc tinh thần phụng vụ, để khi thi hành nhiệm vụ, dù chơi theo ngẫu hứng, họ vẫn làm cho buổi cử hành thêm phong phú theo bản tính thực của mỗi yếu tố và làm cho tín hữu say sưa tham dự.



Trích từ Thông Cáo Số I của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam:


[3] Từ lâu Giáo Hội vẫn quý trọng và đề cao việc dùng đại phong cầm (cũng gọi là đàn ống) trong phụng vụ. Âm thanh của loại đàn này làm tăng "vẻ huy hoàng cho các lễ nghi lại có hiệu lực nâng cao tâm trí lên cùng Chúa và những sự trên trời." Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, ta vẫn có thể dùng những nhạc cụ khác "Tùy theo sự phán đoán và phê chuẩn của thẩm quyền địa phương, miễn là đã hoặc có thể thích hợp để dùng vào việc Thánh, xứng đáng với vẻ tôn nghiêm của Thánh đường và thực sự giúp cảm hóa các tín hữu" (PV số 120).

[4] Trong khi chờ đợi những quy định cụ thể của HĐGM, cần lưu ý và thi hành ngay những điều sau đây:

a) Tiếng hát trong phụng vụ chiếm ưu thế nên luôn phải rõ ràng, các nhạc cụ khác chỉ là đệm theo nên "không bao giờ được lấn át tiếng hát" (Tự sắc Tra le Sollecitudini, số 16). Không được vuốt tay trên các phím đàn, nhất là organ và piano.

b) Chúng ta có thể dùng organ điện tử (synthesizer) trong phụng vụ, nhưng:

-những nút "điệu" chỉ nhắm dùng cho sinh hoạt đời. Do đó, không nên dùng trong phụng vụ. Tuy nhiên, có thể dùng lúc luyện tập để quen giữ đúng nhịp.

-phải lựa chọn các nút âm thanh thích hợp với Thánh ca (ví dụ organ, violin...), tránh dùng những âm thanh xa lạ với phượng tự vì sẽ gây chia trí hơn là giúp cầu nguyện.

-khi xử dụng các nhạc khí như organ điện tử, guitare, dàn trống, dàn kèn, dàn nhạc hoà tấu... không được dùng các điệu Jazz và các điệu phát xuất từ đó để đệm cho người hát khi cử hành phụng vụ 1. Vì các điệu này hầu hết đều có tính cách kích động, huyên náo... có thể thích hợp với các sinh hoạt khác nhưng bất xứng với nơi thánh.

-các hội kèn đồng (kèn tây) khi dùng trong phụng vụ hoặc trong các cuộc rước có liên quan, không được hoà tấu những bản nhạc đời, nhạc thời trang...

-tránh dùng các nhạc cụ đặt trong nhà thờ để luyện tập các bản đời. Thật không hay gì khi qua một nhà thờ mà từ trong nghe vọng ra những bài Valse, những "lá thư tình," "dưới ánh trăng," hay "love story"...



Kết luận:

Trích Người Trẻ Hát Nhạc Thánh Ca Vào Đời (Nguyễn Văn Thông)


Những lời khen chê không đúng thường làm lạc lối những người trẻ đang cần sự hướng-dẫn. Ca-trưởng và ca-đoàn cần phải biết nghe lời khen chê, nhưng người có trách-nhiệm cũng rất cần sự ý-thức xây-dựng trong lời phê-bình của mình. Không phải khen bao giờ cũng là xây-dựng. Khen sai có tác-dụng phá-hoại. Câu khen phiến-diện hay mơ-hồ nói cho người nhận kém tinh-tế, đang cần danh-vọng cũng có tác-dụng đẩy người đó xuống hố. Trong thánh-ca khi một ca-trưởng làm đúng thì đưa cả cộng-đoàn đến nguồn ơn lành của cầu-nguyện và phụng-vụ. Nhưng khi anh ấy, cô ấy nhận-định sai, làm sai thì cả cộng-đoàn bị thiệt-hại.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

ĐÀN HÁT THẾ NÀO TRONG PHỤNG VỤ (PHẦN 3)

5- Nguy cơ cần tránh :

a. Có người chủ trương "hát hay không bằng hayhát". Đây là một câu châm ngôn áp dụng cho nhạc sinh hoạt đoàn thể, chứ không áp dụng cho nhạc phụng vụ. Bởi vì trong PV, nếu hay hát mà lại hát không hay, thì lại gây nhàm chán, khó chịu, bực bội, chia trí cho người nghe. Như vây âm nhạc không đóng đúng vai trò của mình.

b. Chủ trương "duy cộng đoàn" : cái gì cũng hát cộng đoàn, lúc nào cũng chỉ có hát cộng đoàn, không cần hoặc không có ca đoàn hỗ trợ hoặc thay đổi. Lý do nêu ra thường là để dân chúng tham gia tích cực. Chủ trương này trái với tính nghệ thuật mà Giáo Hội vẫn bảo toàn và khuyến khích. Nó cũng chứng tỏ cách hiểu chưa đầy đủ về việc tham gia tích cực của mọi tín hữu, mặc nhiên tạo thành một thói quen "duy hoạt động" nơi dân Chúa (phân biệt Actif là tích cực, với Activiste là duy hoạt động) : Khi nào cũng phải nói, phải đọc, phải làm một việc gì bên ngoài, chứ ngồi lắng nghe, suy niệm đôi ba giây là thấy nóng ruột...".

6- Trong ca hát, tính nghệ thuật không thể tách khỏi tính thông đạt và tính dân tộc được, bởi vì muốn cho người hát và cũng người nghe cùng chia sẻ một tâm tình, thì phải hát sao cho rõ lời rõ ý, hát trong một ngôn ngữ mà đại đa số người tham dự hiểu được và cảm nhận được : Ở Việt Nam, đó là ngôn ngữ Việt Nam với 5 dấu, 6 giọng bổng trầm khác nhau. Nếu trong khâu soạn nhạc cũng như khâu thể hiện mà không biết tôn trọng bản sắc riêng của tiếng VN thì tính dân tộc cơ bản bị huỷ bỏ, tính thông đạt kém hiệu lực kéo theo sự xuống cấp của tính nghệ thuật. Riêng khâu trình tấu thể hiện, phải chú trọng nhiều đến lối phát âm sao cho ra tiếng VN.

Tác giả VĨNH LONG trong cuốn sách "Sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát dân tộc" do Viện Nghệ Thuật xuất bản 1976 tại Hà Nội có viết : "Tiếng hát rõ lời là biểu hiện cụ thể của lòng trân trọng đối với tiếng nói và truyền thống ca hát dân tộc, của tinh thần dân tộc và ý thức tự hào dân tộc, do đó dễ đi sâu, lắng đọng trong lòng quần chúng. Bà con anh chị em chúng ta không thể hài lòng với những tiếng hát ồm ồm, ngọng nghịu vì bắt chước nước ngoài một cách thiếu sáng suốt, nếu không nói là nô lệ." (trang 146).

Chúng ta vừa xem qua một số vấn đề liên quan đến việc thể hiện âm nhạc trong phụng vụ. Khi nhìn lại việc thể hiện cụ thể tại một số nơi, chúng ta thấy có một chiều hướng đổi mới chậm chạp, một số nơi khác có nhiều mặt chưa hợp với tinh thần PV... mà nguyên do có thể tạm thu về những điểm sau :

1- Số bài đàn bài hát đáp ứng được yêu cầu PV tương đối còn quá ít so với số lượng lớ lao của những bài chưa đáp ứng nhu cầu PV. Do đó việc chọn bài trở nên khó khăn, nhiều ca trưởng bèn phải chọn đại. Cộng đoàn ít tham gia được.

2- Nhiều ca trưởng chưa có cơ hội để học tập về phụng vụ, về thánh nhạc nên cũng có hiện tượng chọn bừa, hát bừa...

3- Nhiều ca trưởng chưa có điều kiện học tập thêm về vai trò chuyên môn của mình, hoặc học chưa tới đã phải lao vào việc... nên không hoàn thành nhiệm vụ của mình : hát cho có, hát mà ít ai hiểu hát gì, hoặc hát như hát nhạc sinh hoạt vui chơi vậy... Ca trưởng giữ nhịp chứ chưa biết điều khiển...

4- Đệm đàn không nâng đỡ, mà còn lấn át tiếng hát, đôi khi còn phá tiếng hát.

Để khắc phục những "tồn tại" trên cần có sự góp sức của nhiều phía :

1- Phía người lãnh đạo tinh thần trong giáo phận, giáo xứ : nâng đỡ người soạn nhạc, ca trưởng, ca viên; khuyến khích học hỏi và thực hành theo tinh thần phục vụ; khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đoàn...

2- Người soạn nhạc không những "tôn trọng quy luật của Thánh nhạc" mà còn phải "cố gắng giữ gìn bản sắc ngôn ngữ của dân tộc trong âm thanh và tiết điệu, lại phát huy được một vài nét nhạc dân tộc trong các bản thánh ca" (Lời nói đầu trong tập THÁNH CA các Chúa nhật Mùa Vọng năm C, số 3 do Ban Thánh Nhạc giáo phận TP. HCM).

3- Người điều khiển cộng đoàn, ca đoàn cần ý thức trách nhiệm của mình hơn, bằng cách trau dồi học hỏi chuyên môn âm nhạc và PV để giúp cộng đoàn, ca đoàn tham gia tích cực hơn...

4- Các nhạc công, đặc biệt người đệm đàn phong cầm, đàn organ điện tử, cần học cách đệm thánh ca sao cho có thể nâng đỡ và tô điểm cho tiếng hát, chứ không phải phô trương lấn át nó.



Với sự cố gắng đổi mới từ nhiều phía như vậy, chúng ta hy vọng việc thể hiện âm nhạc trong PV ngày càng tốt hơn, nhằm giúp cho mỗi tín hữu, mỗi cộng đoàn "biểu lộ và thể hiện con người mới trong Đức Ki-tô phục sinh" bằng cách góp tiếng hát VN vào "Bài Ca Mới" của toàn thể nhân loại được cứu độ để CA TỤNG CHÚA. "Bài Ca Mới sẽ không trọn vẹn, không hoàn thành, bao lâu những con người thuộc mọi chủng tộc, mọi ngôn ngữ, mọi nền văn hoá chưa góp tiếng mình vào đó" (Universa Laus : I,10,1-3;II,45). Mỗi người trong chúng ta đang cố gắng góp phần nhỏ bé của mình để cho dân tộc VN, Giáo Hội VN góp tiếng mình vào "Bài Ca Mới" đó. Ước mong mọi người kiên trì cho tới khi "Bài Ca Mới" hoàn tất.